Thỉnh thoảng bạn lại cảm thấy ê buốt răng, điều này làm cho bạn không thoải mái khi ăn uống? Vậy nguyên nhân của tình trạng ê buốt răng là do đâu? Có thể khắc phục được không, có thể chữa trị dứt điểm được không? Vấn đề này có thể khắc phục được, nếu được điều trị sớm thì có cơ hội chấm dứt tình trạng này.
Ê buốt răng hay còn gọi là răng nhạy cảm. Đây là tình trạng răng bị ê khi ăn những thực phẩm quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh. Mặc dù không quá nghiêm trọng nhưng đôi khi răng bị ê buốt là biểu hiện ban đầu của các bệnh lý răng miệng khác như viêm nướu, đau răng, viêm nha chu…
Theo Tổ chức Sức khỏe Răng miệng (Oral Health Foundation) ở Anh cho biết rằng người trưởng thành ở độ tuổi từ 20-40 thường có nguy cơ bị ê buốt chân răng cao hơn. Hơn nữa, nữ giới lại dễ mắc vấn đề này hơn nam giới. Những dấu hiệu để nhận biết mình có đang mắc phải tình trạng này không gồm có:
Chân răng bị ê buốt khi ăn đồ ngọt, chua hoặc có tính axit như cam, chanh, kẹo chua… ;
Răng bị ê buốt khi uống nước lạnh hoặc ăn thức ăn lạnh như kem, sinh tố;
Khi xỉa răng, đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa, nếu va chạm trực tiếp vào răng mà cảm thấy đau nhức.
Đánh răng quá mạnh tay, dùng bàn chải lông quá cứng, đánh quá nhiều lần trong ngày là những nguyên nhân gây ra tình trạng ê buốt răng. Do những thói quen này làm cho men răng bị mòn. Khi ăn các thực phẩm quá nóng, quá lạnh, quá ngọt, quá chua là thực phẩm đã tiếp xúc vào ngà răng, có khả năng dẫn truyền thần kinh cảm giác tới tủy răng. Vì thế bạn cảm thấy ê buốt răng.
Nghiến răng là hành động ghì, siết 2 hàm răng vào nhau tạo nên âm thanh ken két khó chịu. Nghiến răng làm cho men răng bị mòn dần và từ đó để lộ ngà răng nên xuất hiện cảm giác ê buốt răng. Một số người thường có thói quen nghiến răng vô thức khi đang ngủ hoặc thậm chí là khi thức.
Các thực phẩm có chứa nhiều axit đều có hại cho men răng và làm cho răng bị ê buốt. Hơn nữa, tình trạng này sẽ trở nên tồi tệ hơn và gây ra các bệnh lý răng miệng khác như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng…
Như đã nói thì ê buốt răng là biểu hiện của một trong số các bệnh lý răng miệng sau đây:
Tụt nướu: những người bị viêm nha chu, ngà răng sẽ lộ ra và thường xuyên cảm thấy ê buốt chân răng;
Viêm nướu: mô nướu bị viêm làm ảnh hưởng đến chân răng. Vì vậy chân răng của bạn trở nên nhạy cảm hơn, đặc biệt là khi tiếp xúc với các thực phẩm quá nóng, quá lạnh hay quá chua, quá ngọt.
Sau khi cạo vôi, làm láng chân răng, bọc mão răng sứ hay các thủ thuật phục hình khác, răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn, do đó bạn sẽ cảm thấy ê buốt răng. Nếu xuất hiện tình trạng này, bạn hãy liên hệ với bác sĩ điều trị để được tư vấn cách chăm sóc răng miệng.
Trước hết là ảnh hưởng đến sự thoải mái khi ăn uống của bạn. Bạn sẽ cảm thấy dè chừng khi ăn những món quá lạnh, quá nóng hay ăn đồ ngọt, đồ chua. Còn đối với người lớn tuổi hoặc trẻ em, họ sẽ cảm thấy biếng ăn hơn.
Theo như phân tích, ê răng là kết quả của thói quen nghiến răng quá nhiều. Một số người thường cảm thấy ngủ không ngon vì thói quen nghiến răng này. Tình trạng này kéo dài làm cho cơ thể bị suy nhược, không có năng lượng làm việc.
Ngoài ra, nếu bạn không chỉ cảm thấy răng bị ê buốt mà hơi thở còn có mùi hôi, nướu răng bị sưng đỏ hay chảy máu thì đó là biểu hiện của bệnh viêm nướu.
Mỗi ngày chải răng 2 lần, đặc biệt đánh răng kỹ vào buổi sáng và tối. Khi chọn kem đánh răng, hãy chú ý đến bảng thành phần và chọn loại có chứa fluoride. Kết hợp sử dụng thêm nước súc miệng để làm sạch vi khuẩn, loại bỏ mảng bám. Sau khi ăn nên sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn còn vướng lại trong kẽ răng.
Nên hạn chế các loại thức ăn có chứa nhiều axit. Không nên ăn vội thức ăn khi còn nóng vì sẽ làm hỏng men răng và làm cho bạn cảm thấy chứng ê buốt răng kéo dài. Đồng thời bổ sung thêm rau xanh, hoa quả để cung cấp khoáng chất cho cơ thể.
Sử dụng các thực phẩm chứa nhiều canxi như bơ, sữa, bông cải xanh hoặc các loại quả khô như hạnh nhân, quả đậu khô.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm. Bên cạnh đó, bạn cũng nên kiểm tra thành phần của kem xem có chứa các chất độc hại, chất tạo màu, Sodium Lauryl Sulfate hay Triclosan hay không. Hoặc để đảm bảo hơn, hãy tìm mua những loại kem dành cho răng ê buốt sau: Sensodyne, Oral B, Sensitive, Colgate Pro-relief…
Nghiến răng không chỉ làm cho người khác cảm thấy khó chịu mà còn gây ảnh hưởng đến răng rất nhiều. Trước tiên là làm mòn men răng, sau đó là xuất hiện cảm giác ê buốt răng thường xuyên, dai dẳng.
Nguyên nhân chính hình thành thói quen nghiến răng là căng thẳng, stress. Vì thế để bỏ thói quen này, hãy đến gặp các bác sĩ chuyên khoa tâm lý để được tư vấn. Hoặc cũng có thể gặp các chuyên gia giấc ngủ để kiểm tra chứng nghiến răng của bạn có nghiêm trọng hay không. Các bác sĩ cũng sẽ chỉ ra cách để loại bỏ thói quen nghiến răng khi ngủ.
Nếu tình trạng ê buốt răng của bạn đã xuất hiện trong thời gian dài. Bạn cũng đã thực hiện theo những cách khắc phục trên nhưng vẫn không thuyên giảm thì hãy đến nha khoa để được các bác sĩ thăm khám, kiểm tra. Những phương pháp điều trị răng ê buốt tại nha khoa gồm có:
Trám răng: bác sĩ sẽ tiến hành trám những vùng răng bị tổn thương, răng có dấu hiệu sâu để ngăn chặn bệnh lý răng đồng thời bảo vệ vùng răng bị ê buốt.
Sử dụng gel chống ê buốt: các bác sĩ sẽ hướng dẫn cách sử dụng các loại gel này;
Bọc răng sứ: khi men răng bị mòn quá nặng, bác sĩ sẽ tiến hành mài bớt lớp men răng bên ngoài sau đó gắn mão sứ lên trên để bảo vệ răng thật ở trong.
Sử dụng máng chống nghiến răng: nếu tình trạng răng ê buốt của bạn là do thói quen nghiến răng, các bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám, lấy dấu để làm máng chống nghiến răng. Đeo máng này khi ngủ sẽ ngăn chặn thói quen nghiến răng, như vậy thì men răng sẽ không còn bị mài mòn và tình trạng ê buốt cũng bớt dần.
Hãy đến với nha khoa của chúng tôi nếu bạn muốn khắc phục chứng ê buốt ở răng một cách triệt để. Chúng tôi có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hỗ trợ điều trị. Bác sĩ sẽ giới thiệu cho bạn những sản phẩm chăm sóc răng dành cho răng nhạy cảm có nguồn gốc rõ ràng kết hợp với liệu trình điều trị.
Nếu bạn cũng đang gặp phải vấn đề ê buốt răng thì hãy liên hệ ngay với nha khoa chúng tôi qua website https://nhakhoatuhaibang.com/. Các bác sĩ sẽ thăm khám và giải thích nguyên nhân gây ê buốt của bạn, đồng thời đưa ra hướng khắc phục hiệu quả nhất.
=> Xem thêm: Các kiến thức nha khoa tại đây
Chia sẻ bài viết:
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0109276380 do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp ngày 14/6/2016
Giấy phép hoạt động số 1977/HNO-GPHĐ, ngày 16/11/2020 - GPHĐ do Sở Y tế TP. Hà Nội cấp.
Địa chỉ: Phòng C2-0216, Tầng 2, Tòa C2 D’Capitale, số 119 đường Trần Duy Hưng, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam