“Cái răng, cái tóc là góc con người”, vì thế vấn đề răng miệng phải luôn được quan tâm và chăm sóc đúng cách. Vì một lý do nào đó bạn buộc phải nhổ răng, vậy làm thế nào để vết thương nhanh lành? Dưới đây là những lưu ý về cách chăm sóc vết thương sau khi nhổ.
Dĩ nhiên răng sâu chỉ cần trám lại là xong nhưng nếu tình trạng sâu răng quá nghiêm trọng. Răng đã bị hư tổn nặng nề, mà không thể phục hồi được
Nếu không điều trị viêm tủy răng sớm, tình trạng nhiễm trùng ở răng sẽ ngày càng lan rộng. Lâu dần sẽ hình thành những ổ viêm ở chân răng, vấn đề này được gọi là viêm cuống răng. Viêm cuống răng lâu ngày thì chân răng bị yếu đi. Đến giai đoạn này, cách duy nhất là phải nhổ răng đi.
Hiện nay có nhiều phương pháp phục hình răng để cải thiện thẩm mỹ, phục hồi những mảng răng bị vỡ, mẻ… Tuy nhiên những phương pháp đó chỉ có thể thực hiện khi tình trạng răng bị tổn thương nhẹ. Vì khi răng tổn thương nặng, khó có thể phục hình được.
Viêm nha chu là thuật ngữ chỉ tình trạng viêm nhiễm những tổ chức xung quanh răng. Điều đó làm ảnh hưởng đến cấu trúc nâng đỡ răng, khiến cho các liên kết giữa răng và các tổ chức này bị phá vỡ. Hay nói một cách dễ hiểu hơn thì viêm nha chu chính là giai đoạn nặng của bệnh viêm nướu.
Nếu viêm nha chu đã xảy ra quá lâu, tình trạng nhiễm trùng đang ngày càng lan rộng. Nếu không nhổ kịp thời sẽ làm ảnh hưởng đến những răng còn lại trên cung hàm, thậm chí có thể gây tụt nướu, xương hàm thoái hóa....
Những chiếc răng khôn bị mọc lệch, mọc ngầm vừa không hỗ trợ được chức năng nhai, vừa gây ra những cơn đau âm ỉ. Trường hợp này cần phải nhổ răng ngay.
Khi bạn có nhu cầu chỉnh nha, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bớt răng nếu:
Răng bị hô/ móm;
Răng mọc lộn xộn, chen chúc do hàm nhỏ, răng không đủ chỗ.
Sau khi nhổ răng, cần phải sớm thực hiện các phương án chỉnh nha, phục hình thích hợp để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng hoặc làm mất thẩm mỹ.
Trước ngày nhổ nên nghỉ ngơi, ngủ sớm. Đặc biệt là không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá;
Nếu nhổ lúc sáng thì cần phải ăn no, đánh răng sạch sẽ;
Khi đến gặp bác sĩ cần nói cho bác sĩ biết:
Nếu là nữ thì có đang trong kỳ kinh nguyệt không, có đang mang thai hay cho con bú không;
Nếu mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, huyết áp thì cần phải trình bày cho bác sĩ;
Đang trong giai đoạn mệt mỏi, stress hoặc mắc các vấn đề về thần kinh;
Đang sử dụng các loại thuốc chống đông máu như Clopidogrel, Aspirin…
Cắn chặt bông gòn trong vòng 30 phút sau khi nhổ;
Không nên súc miệng quá mạnh trong vòng 6 giờ;
Không súc nước muối liền vì có thể tan cục máu đông;
Trong vòng 2-3 ngày sau khi nhổ, không nhai phía bên răng vừa nhổ;
Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ;
Có thể chườm lạnh bên má có răng vừa nhổ trong 15 phút. Những ngày tiếp theo thì đắp khăn ấm để tan máu tụ và giảm sưng má;
Sau khi nhổ răng nên sắp xếp công việc, học tập và nghỉ ngơi trong 24 giờ;
Tuyệt đối không dùng tay hoặc lưỡi chạm vào ổ nhổ. Cũng không nên chép, mút miệng vì có thể sẽ động đến vết thương gây nhiễm khuẩn;
Có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cũng nên liên lạc với bác sĩ ngay.
Chế độ dinh dưỡng cũng góp phần hồi phục vết nhổ nhanh chóng. Bạn cũng biết đấy, khoảng trống ở răng vừa mới nhổ sẽ được lấp đầy bởi một cục máu đông. Vì thế cần phải xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp để không làm ảnh hưởng đến cục máu đó:
Cháo, súp: ngay sau khi nhổ răng xong, nên ăn cháo hoặc súp để bù đắp năng lượng cho cơ thể. Đồng thời bạn cũng không cần phải nhai, nghiền quá sức.
Rau xanh, trái cây: hàm lượng vitamin, chất xơ và khoáng chất của rau xanh, trái cây tốt cho quá trình hồi phục sau khi nhổ. Nếu không thể ăn trực tiếp được thì có thể chế biến với món ăn chính hoặc xay sinh tố.
Sữa đậu nành: trong sữa đậu nành có thành phần đạm lecithin có tác dụng làm đông máu nhanh, từ đó vết thương mau lành hơn.
Sữa chua: sau khi nhổ răng nên ăn sữa chua vì sữa chua có các lợi khuẩn và khoáng chất cần thiết như probiotic, canxi, phốt pho… Những khoáng chất này giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại những vi khuẩn có hại có nguy cơ tấn công vào vết nhổ. Bên cạnh đó, Probiotic giúp ngăn chặn tác dụng phụ khi dùng thuốc kháng sinh sau khi nhổ.
Cá hồi: chứa nhiều protein và chất béo lành mạnh giúp cho việc làm lành vết thương diễn ra thuận lợi hơn. Đồng thời thịt cá hồi cũng khá mềm, dễ nhai.
Những thực phẩm quá cứng hoặc quá dai: khi ăn những món ăn cứng, dai, bạn sẽ phải dùng lực mạnh để nhai, nghiền thức ăn. Điều này vô tình làm tổn thương phần nướu của răng vừa nhổ làm cho máu chảy lại, quá trình lành vết thương cũng khó khăn hơn.
Không nên ăn bánh, đồ chiên: những món ăn này có một độ giòn nhất định. Do đó những mảnh vụn dễ mắc lại ở kẽ răng, chân răng làm cho ổ nhổ bị viêm.
Những món cay, chua, nóng: hàm lượng axit khiến bạn cảm thấy đau, rát hơn.
Nước ngọt có ga: hàm lượng đường trong nước ngọt quá cao. Mà khi đường tiếp xúc với nước bọt vốn có tính axit sẽ xuất hiện phản ứng khử làm cho bạn cảm thấy đau nhức dai dẳng. Hơn nữa vết thương cũng khó lành lại hơn.
Cần phải thật cẩn thận khi làm vệ sinh sau khi nhổ. Đặc biệt không được dùng nước muối hoặc nước súc miệng khi mới nhổ nhé vì chúng sẽ làm cho quá trình đông máu bị chậm đi. Bên cạnh đó, dùng bàn chải lông mềm để chải thật nhẹ nhàng. Kết hợp với chỉ nha khoa để lấy sạch vụn thức ăn.
Trừ trường hợp đó là răng khôn (răng số 8), còn những răng còn lại thì nên trồng càng sớm càng tốt. Vì hậu quả của việc để răng trống quá lâu là:
Ảnh hưởng đến quá trình nhai: răng bị mất đi sẽ làm cho lực nhai bị giảm, thức ăn cũng không được nghiền nát hoặc xé nhỏ. Điều này gây áp lực lên dạ dày rất nhiều.
Mất thẩm mỹ: nếu răng nhổ đi là răng cửa thì bạn sẽ cảm thấy tự ti khi giao tiếp với người khác. Mặt khác, khi có khoảng trống giữa các răng sẽ xuất hiện tình trạng nghiêng ngả, xô lệch.
Tiêu xương hàm gây lão hóa sớm: xương hàm phát triển là nhờ lực nhai. Do đó nếu răng mất đi, lực nhai giảm thì xương hàm cũng dần tiêu hao.
Trên đây là những thông tin cơ bản xoay quanh vấn đề nhổ răng. Chỉ cần chăm sóc tốt, chế độ ăn uống hợp lý thì vết thương sau khi nhổ sẽ rất mau lành, chỉ khoảng 1-2 tuần. Và đừng quên hỏi bác sĩ về phương pháp trồng răng giả sau khi nhổ nữa nhé.
Chia sẻ bài viết:
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0109276380 do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp ngày 14/6/2016
Giấy phép hoạt động số 1977/HNO-GPHĐ, ngày 16/11/2020 - GPHĐ do Sở Y tế TP. Hà Nội cấp.
Địa chỉ: Phòng C2-0216, Tầng 2, Tòa C2 D’Capitale, số 119 đường Trần Duy Hưng, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam