Một trong những vấn đề răng miệng khá nhiều người đang gặp phải đó là viêm tủy răng. Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nhiều triệu chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe răng miệng. Cách điều trị được áp dụng phổ biến và hiệu quả nhất đó là điều trị tủy răng.
Ngày nay, điều trị tủy răng không còn là phương pháp xa lạ đối với chúng ta, phương pháp này thường được biết tới với tên gọi khác là điều trị nội nha. Không thể phủ nhận rằng, cách điều trị này đem lại hiệu quả với rất nhiều vấn đề răng miệng, đặc biệt là tình trạng viêm tủy răng, chân răng xuất hiện mủ trắng hoặc răng bị mẻ làm lộ cả phần tủy…
Mục đích của phương pháp lấy tủy răng là loại bỏ tủy răng đang bị viêm nhiễm nghiêm trọng, đồng thời nha sĩ sẽ vệ sinh sạch sẽ và hàn lại buồng tủy và ống tủy. Đây là cách tốt nhất giúp loại bỏ triệt để phần tủy viêm nhiễm, cải thiện rõ rệt sức khỏe răng miệng cho bệnh nhân.
Thông thường, sau khi điều trị tủy răng, bệnh nhân sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, không còn đau nhức hay gặp khó khăn khi ăn uống nữa. Nếu đang gặp các vấn đề răng miệng nghiêm trọng, bạn nên chủ động đi khám và điều trị theo chỉ dẫn của nha sĩ ngay nhé!
Một trong những vấn đề được mọi người quan tâm hiện nay đó là điều trị tủy răng áp dụng trong những trường hợp nào? Chủ yếu phương pháp này dùng để điều trị cho những bệnh nhân đang đối mặt với tình trạng viêm tủy răng.
Trong đó, viêm tủy răng là phản ứng tự nhiên để bảo vệ tủy răng khỏi sự tấn công của các tác nhân gây bệnh răng miệng. Một số tình trạng thường gặp đó là: tiền tủy viêm, dạng bệnh viêm tủy răng cấp hoặc mạn tính…
Dù bệnh đang phát triển ở mức độ nào đi chăng nữa, bệnh nhân cũng không nên chủ quan mà cần điều trị dứt điểm, tránh những biến chứng nghiêm trọng về sau.
Thông thường, nha sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy răng cho những bệnh nhân có ổ viêm nặng, các triệu chứng tương đối nghiêm trọng. Ví dụ như: đau nhức răng, cơn đau có thể lan tới các dây thần kinh. Trong khi ăn uống, đặc biệt là ăn đồ nóng hoặc quá lạnh, cơn đau càng trở nên nghiêm trọng hơn. Lúc này, việc điều trị bằng thuốc giảm đau sẽ không đem lại hiệu quả rõ rệt mà phải loại bỏ phần tủy viêm.
Nếu điều trị đúng cách, tình trạng đau nhức sẽ nhanh chóng thuyên giảm, bệnh nhân có thể sinh hoạt bình thường trở lại.
Khá nhiều người lo lắng không biết quá trình điều trị tủy răng có gây cảm giác đau nhức, khó chịu cho bệnh nhân hay không? Với sự phát triển của y học, phương pháp loại bỏ tủy viêm đã trở nên nhẹ nhàng và đơn giản hơn rất nhiều so với trước đây.
Khi điều trị, để giảm cảm giác đau nhức, bác sĩ thường cho bệnh nhân sử dụng thuốc tê, chính vì thế bạn hoàn toàn yên tâm và hãy giữ tinh thần thoải mái trước khi điều trị nhé! Sau buổi điều trị, nếu cảm thấy đau nhức hay khó chịu, nha sĩ sẽ kê cho bạn các loại thuốc có tác dụng chống viêm và giảm tình trạng đau nhức.
Có thể nói, trong suốt quá trình điều trị, hầu như bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau đớn, hay ê buốt do tủy chết gây ra.
Vậy trước khi đi trị tủy răng, chúng ta nên chuẩn bị những vấn đề gì để điều trị hiệu quả, thuận lợi? Nếu bạn còn băn khoăn về vấn đề trên, hãy tham khảo một số gợi ý dưới đây nhé!
Để xác định kế hoạch điều trị tủy răng phù hợp, đầu tiên, các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân đi chụp X - quang. Nhờ vậy, chúng ta sẽ nắm được tình trạng tủy bị viêm nhiễm hiện tại và đề ra phương án chữa trị hiệu quả nhất.
Mọi người không nên bỏ qua việc kiểm tra răng miệng trước khi đi điều trị nhé! Nếu không, hiệu quả điều trị có thể suy giảm đáng kể do không lựa chọn được phương pháp phù hợp.
Viêm tủy răng là vấn đề hết sức nghiêm trọng, không chỉ gây đau nhức, khó chịu mà còn đe dọa trực tiếp tới sức khỏe răng miệng của bệnh nhân. Đó là lý do nhiều người thắc mắc không biết thời gian điều trị bệnh có lâu hay không?
Tùy vào tình trạng viêm nhiễm, thời gian điều trị có thể kéo dài từ 2 - 3 buổi, mỗi buổi kéo dài từ 30 - 45 phút. Nếu như phần tủy viêm nghiêm trọng, bạn sẽ mất nhiều thời gian điều trị hơn và cần sự kiên trì để đạt hiệu quả.
Thông thường, trong buổi đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra và loại bỏ phần tủy viêm nhiễm, đồng thời vệ sinh ống tủy sạch sẽ. Sau đó, để ngăn ngừa tái phát viêm tủy hoặc sự tấn công của vi khuẩn, bạn sẽ được hàn phần tủy viêm.
Đặc biệt, sau điều trị tủy răng, bệnh nhân nên làm chụp răng sứ vì răng đã điều trị tủy thường dễ vỡ đặc biệt là răng hàm do lực ăn nhai lớn.
Hầu hết mọi người đều bỏ qua bước chăm sóc răng miệng sau khi điều trị lấy tủy viêm. Vậy sau khi điều trị, mọi người nên chăm sóc răng miệng như thế nào?
Nha sĩ cho biết, phần tủy chết là nguyên nhân khiến răng trở nên yếu hơn so với bình thường vì răng không được tủy nuôi dưỡng. Nếu không biết cách chăm sóc cẩn thận, sức khỏe răng miệng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính vì thế, bệnh nhân nên lưu ý nhai nhẹ nhàng, đặc biệt là ở phía răng đã điều trị. Đồng thời bạn không nên ăn món cứng hoặc đồ ăn nóng hoặc lạnh. Chúng là nguyên nhân khiến răng miệng trở nên yếu hơn.
Khi chăm sóc răng miệng, bạn nên sử dụng chỉ nha khoa thay vì tăm để bảo vệ răng khỏi nguy cơ bị mòn. Các bác sĩ cũng khuyên bệnh nhân nên chải răng nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh làm suy yếu răng.
Việc lựa chọn phòng khám nha khoa chất lượng cũng ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị tủy răng. Một trong những địa chỉ bạn có thể tham khảo đó là nhakhoatuhaibang.com. Với đội ngũ nha sĩ chuyên nghiệp, tận tình, bạn có thể yên tâm khám và điều trị bệnh.
Ngoài ra, cơ sở vật chất tại phòng khám cũng được trang bị máy điều trị nội nha hiện đại nhất hiện nay để giảm thời gian điều trị và đạt kết quả tốt nhất. Đến với nhakhoatuhaibang.com, bạn sẽ trải nghiệm dịch vụ chất lượng và thoải mái nhất.
Hy vọng rằng bài viết này đã giúp mọi người hiểu hơn về vai trò của việc điều trị tủy răng. Nếu đang phải đối mặt với tình trạng viêm tủy răng, mọi người nên chủ động đi khám, theo dõi và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Như vậy, tình trạng răng miệng sẽ được cải thiện đáng kể, tránh ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
=> Xem thêm: Hàm giả tháo lắp là gì?
Chia sẻ bài viết:
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0109276380 do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp ngày 14/6/2016
Giấy phép hoạt động số 1977/HNO-GPHĐ, ngày 16/11/2020 - GPHĐ do Sở Y tế TP. Hà Nội cấp.
Địa chỉ: Phòng C2-0216, Tầng 2, Tòa C2 D’Capitale, số 119 đường Trần Duy Hưng, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam