Sử dụng hàm giả tháo lắp là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Đây là phương pháp để thay thế cho những chiếc răng đã mất. Vậy hàm răng giả tháo lắp là gì? Ưu nhược điểm của phương pháp này thế nào? Hãy cùng Nhakhoatuhaibang tìm hiểu chi tiết về phương pháp này dưới đây.
Răng giả tháo lắp là phương pháp giúp phục hình cho những chiếc răng đã rơi mất. Phương pháp này sử dụng 1 khung răng rời, có thể dễ dàng tháo lắp và bên trong là các răng giả, được làm từ chất liệu khác nhau tùy nhu cầu người sử dụng. Cụ thể, hiện nay người dùng thường lựa chọn giữa răng tháo lắp nền nhựa và răng tháo lắp nền kim loại. Tùy vào nhu cầu, khả năng tài chính và tình trạng răng mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn loại răng phù hợp nhất.
Hàm giả tháo lắp có thể dùng cho trường hợp mất một răng, nhiều răng hoặc mất cả hàm. Tùy vào số lượng răng bị mất mà số lượng răng giả tháo lắp sẽ có sự khác biệt. Nếu bị mất cả hàm, bạn sẽ được lắp răng giả tháo lắp toàn phần.
Đây là phương pháp phổ biến, được nhiều người lựa chọn. Đặc biệt là đối với những người lớn tuổi. Vậy ưu điểm và nhược điểm của hàm giả tháo lắp là gì? Có nên sử dụng phương pháp này hay không?
Hàm răng giả tháo lắp có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, bên cạnh đó, phương pháp này cũng còn một số nhược điểm. Để quyết định có sử dụng phương pháp trồng răng này hay không, bạn cần hiểu rõ các ưu điểm và nhược điểm của hàm giả tháo lắp.
Các ưu điểm của răng giả tháo lắp có thể kể tới như:
Tiết kiệm chi phí: đây là ưu điểm nổi bật của phương pháp răng giả tháo lắp, được nhiều người ưa thích. Phương pháp này có giá thành thấp hơn so với các phương pháp phục hình răng khác. Tùy vào chi phí của khung răng và chất liệu răng mà mức giá sẽ có sự khác nhau.
An toàn với người sử dụng: các vật liệu thường được sử dụng để làm hàm giả tháo lắp đều an toàn với cơ thể, không gây kích ứng hay gây ra phản ứng phụ đối với cơ thể người sử dụng.
Giúp hạn chế tình trạng xô răng, lệch răng: khi hàm thiếu răng có thể dẫn tới tình trạng lệch răng, xô hàm. Lâu ngày, xương hàm sẽ bị tiêu và tạo thành các khoảng trống và có thể gây móm nếu thiếu quá nhiều răng. Sử dụng hàm giả tháo lắp sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng xô răng, làm ổn định hàm, không gây ảnh hưởng tới khớp cắn.
Bên cạnh các ưu điểm nổi bật, răng giả tháo lắp cũng có một số nhược điểm:
Độ bền kém: dù có ưu điểm là mức giá rẻ, giúp tránh xô lệch hàm, xô răng, nhưng phương pháp phục hình răng này lại có tuổi thọ không cao. Phương pháp này chỉ giải quyết vấn đề thiếu răng chứ không bổ sung xương hàm nên lâu dần, hàm vẫn có thể bị tiêu xương gây rụng răng giả, xô lệch. Sau khoảng 5 năm, răng giả sẽ không còn bám được vào hàm, gây xô lệch, bất tiện khi sử dụng. Lúc này, bạn có thể sẽ phải thay hàm giả tháo lắp mới.
Thẩm mỹ kém: phương pháp này giúp cải thiện tình trạng hàm nhưng theo người dùng, tính thẩm mỹ của hàm giả tháo lắp không cao. Hàm giả tháo lắp có vẻ đẹp không tự nhiên, khi nhìn có thể nhận ra đó là răng giả. Hơn nữa, phần móc cài để tháo lắp sẽ dễ bị lộ khi ăn hoặc khi nói cười hàng ngày.
Sức nhai yếu: Khi sử dụng răng giả tháo lắp, sức nhai sẽ không thể tốt như răng thật của bạn. Bạn sẽ không thể ăn các loại thức ăn quá cứng. Nếu tác động lực quá mạnh, răng có thể sẽ bị vỡ hoặc biến dạng.
Vệ sinh khó khăn: việc tháo lắp, vệ sinh răng giả tháo lắp thường tốn khá nhiều thời gian và khó vệ sinh. Ban đầu, bạn sẽ có cảm giác khá vướng víu và cảm thấy bất tiện. Nếu không được vệ sinh đúng cách, hàm giả sẽ có mùi hôi do bị dịch miệng ngấm vào.
Hàm giả tháo lắp là một phương pháp tiết kiệm chi phí nhưng không phải là hình thức phục hình răng tối ưu nhất. Đây là phương pháp truyền thống, lâu năm và có cách thực hiện tương đối đơn giản. Vì thế, hàm giả tháo lắp thường được nhiều người lựa chọn. tùy vào tình trạng hàm và độ tuổi của bệnh nhân, các nha sĩ sẽ đưa ra lời khuyên, phương pháp phù hợp nhất để phục hồi răng.
Thông thường, răng giả tháo lắp thường được sử dụng với những trường hợp như:
Những người cao tuổi bị mất một hoặc nhiều răng, do sức khỏe yếu nên không thực hiện bất cứ phương pháp phục hồi răng nào khác.
Người mất nhiều răng liên tiếp hoặc mất cả hàm và muốn sử dụng răng tháo rời.
Đối với những người trẻ, thời gian sử dụng hàm còn dài thì hàm giả tháo lắp không phải là phương pháp phù hợp nhất.
Răng giả tháo lắp được lựa chọn phổ biến vì có mức giá hợp lý, phù hợp với nhu cầu của nhiều người. So với các phương pháp hiện đại như trồng Implant hay làm răng sứ thì hàm giả có mức giá rẻ hơn nhiều, phương pháp thực hiện cũng đơn giản và tiết kiệm thời gian hơn.
Tùy vào nhu cầu, chất liệu răng sử dụng và số lượng răng cần trồng mà mức giá sẽ khác nhau. Cụ thể, chi phí làm hàm giả tháo lắp trên thị trường sẽ phụ thuộc vào chất liệu răng, mức giá đang dao động như sau:
Răng nhựa: từ 300.000 – 500.000 đồng
Răng sứ: giá từ 1 – 1,5 triệu đồng
Hàm khung: giá 1,5 – 2 triệu (giá chưa bao gồm răng tháo lắp)
Hàm Biosoft: giá từ 4 triệu (không kể răng)
Hàm khung liên kết: từ 8 – 10 triệu đã bao gồm răng
Tùy vào chất liệu răng và vị trí lắp mà mức giá sẽ khác nhau. Bạn có thể cân nhắc và lựa chọn chất liệu răng phù hợp. Tuy nhiên, không nên ham rẻ mà chọn loại răng không phù hợp, không đem lại hiệu quả phục hình như mong muốn.
Tùy vào tình trạng và quy trình tại các nha khoa cách làm hàm giả tháo lắp sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên nhìn chung, quy trình làm hàm giả sẽ có các bước sau:
Các nha sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng răng miệng của bạn, số lượng răng cần phục hình và các bệnh răng miệng mà bạn đang gặp phải. Sau đó, nha sĩ sẽ tư vấn phương pháp phục hình, các loại răng có thể lắp và giá tiền cho từng loại. Bạn có thể lựa chọn chất liệu răng phù hợp nhất với nhu cầu và khả năng tài chính của mình.
Sau khi đã chốt được phương pháp, chất liệu răng tháo lắp, bạn sẽ được nha sĩ lấy dấu hàm, đo kích thước răng còn thiếu… Các số liệu này sẽ được gửi tới bên chế tác răng để chế tác khung và răng mới của bạn.
Trước khi tiến hành lắp hàm giả, các nha sĩ sẽ tiến hành vệ sinh khoang miệng. Các nha sĩ sẽ sử dụng những sản phẩm chuyên dụng để tránh việc viêm nhiễm trong quá trình sử dụng. Sau khi đã làm sạch khoang miệng, nha sĩ sẽ lắp khung hàm vào vị trí răng còn trống và thực hiện các điều chỉnh cần thiết.
Sau khi toàn bộ hàm giả được lắp thành công, bạn cần tiến hành chăm sóc để nâng cao tuổi thọ của hàm giả. Trong quá trình sử dụng, bạn không nên đeo cả ngày mà nên tháo ra vệ sinh sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Hãy sử dụng các loại kem đánh răng và bàn chải chuyên dụng để việc vệ sinh hiệu quả hơn, không làm hỏng răng. Đồng thời, hãy ngâm hàm giả trong hỗn hợp nước giấm/ nước muối/ dung dịch chuyên dụng để giảm sự phát triển của vi khuẩn gây hại.
Dù còn một số nhược điểm nhưng hàm giả tháo lắp cũng có rất nhiều ưu điểm nổi trội. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về phương pháp phục hình răng này. Hãy tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng tài chính để lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất nhé.
=> Xem thêm: Cắt nướu răng bao nhiêu tiền
Chia sẻ bài viết:
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0109276380 do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp ngày 14/6/2016
Giấy phép hoạt động số 1977/HNO-GPHĐ, ngày 16/11/2020 - GPHĐ do Sở Y tế TP. Hà Nội cấp.
Địa chỉ: Phòng C2-0216, Tầng 2, Tòa C2 D’Capitale, số 119 đường Trần Duy Hưng, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam