Viêm nha chu là vấn đề răng lợi nhiều người gặp phải. Đây là một căn bệnh, gây khó chịu cho người mắc phải. Vậy viêm nha chu có nguyên nhân và biểu hiện thế nào? Cách điều trị viêm nha chu ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Trước khi tìm hiểu cách điều trị viêm nha chu, chúng ta cần hiểu rõ về căn bệnh này. Viêm nha chu hay còn được biết đến với tên gọi khác là bệnh nha chu. Khi bị viêm nha chu, bạn sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu. Lúc này, các vùng lợi quanh răng đang bị viêm dẫn tới sưng đau. Viêm nha chu lại được chia thành 2 loại chính, đó là viêm lợi và viêm nha chu. Trong đó:
Viêm lợi: thường xuất hiện trước, làm giai đoạn ban đầu. Viêm lợi thường gặp ở những người lứa tuổi dậy thì.
Viêm nha chu: nếu không điều trị triệt để viêm lợi, để lâu, tình trạng viêm sẽ nguy hiểm hơn và dẫn tới viêm nha chu. Tình trạng này thường gặp ở những người trung tuổi, thanh niên.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm nha chu. Nổi bật trong số đó có thể kể tới các nguyên nhân như:
Vệ sinh răng miệng không hiệu quả, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Lâu dần, vi khuẩn sẽ bám thành các mảng bám trên răng, lợi và dẫn đến viêm lợi, viêm nha chu.
Do chế độ ăn uống không hợp lý
Hút thuốc lá thường xuyên
Do mắc phải một số bệnh mạn tính như tiểu đường, nhiễm trùng cơ thể…
Ngoài ra, không lấy cao răng thường xuyên cũng sẽ gây ra tình trạng viêm lợi. Cao răng khi cứng lại có thể khiến vi khuẩn tích tụ, gây viêm nướu.
Từ viêm lợi sẽ dẫn tới viêm nha chu. Sau một thời gian, các nốt viêm sẽ tạo thành túi nha chu. Túi nha chu thường xuất hiện ở giữa nướu và răng của bạn. Khi túi tích tụ càng nhiều vi khuẩn, cao răng thì có thể gây ra đau đớn. Thậm chí, người bệnh có thể mất một hoặc nhiều răng. Khi bệnh kéo dài có thể gây ra căng thẳng, giảm hệ thống miễn dịch của người bệnh.
Viêm nha chu sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau đớn. Dù ăn đồ nóng hay lạnh đều cảm thấy khó chịu, gây mất vị giác. Hiện nay, bệnh viêm nha chu thường được chia thành 4 giai đoạn chính:
Giai đoạn 1: xuất hiện vôi răng, cao răng bám vào thành răng dẫn tới việc tích tụ các loại vi khuẩn, dẫn tới viêm lợi.
Giai đoạn 2: lợi bị viêm, sưng, phồng, xuất hiện tình trạng chảy máu khi đánh răng hoặc khi ăn
Giai đoạn 3: xuất hiện mủ ở nướu. Đây là giai đoạn chuyển sang viêm nha chu và cần được điều trị nhanh chóng để tránh tình trạng bệnh trở nặng.
Giai đoạn 4: viêm nha chu ảnh hưởng tới ổ xương răng, dẫn tới tình trạng tụt lợi. Lâu ngày, xương ổ răng bị phá hủy dẫn tới răng lung lay thậm chí là rụng răng, mất răng.
Bệnh viêm nha chu không phân biệt lứa tuổi. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm nha chu có thể dẫn tới tiến triển nặng, ảnh hưởng tới cấu trúc hàm răng. Vậy điều trị viêm nha chu thế nào?
Nếu xuất hiện các tình trạng, biểu hiện viêm nha chu, bạn cần nhanh chóng tới các cơ sở nha khoa để được kiểm tra, khám và điều trị sớm nhất có thể. Tùy vào tình trạng viêm nha chu, bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Hiện nay, điều trị viêm nha chu thường gồm các phương pháp:
Đây là phương pháp điều trị viêm nha chu khi xuất hiện tình trạng nhiễm trùng, áp xe ở khu vực nướu, lợi hoặc lớp niêm mạc bị viêm. Khi sờ vào ổ áp xe thấy đau, xuất hiện vết sưng đỏ ở niêm mạc thì bạn cần nhanh chóng tới nha sĩ để được điều trị khẩn cấp.
Phương pháp điều trị này thường sử dụng thuốc kháng sinh và chống viêm liều cao. Việc điều trị cần thời gian. Uống thuốc sẽ chỉ giúp giảm tình trạng đau nhức, khó chịu tạm thời. Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát cấp tính theo chu kỳ. Bạn cần uống thuốc đầy đủ theo liều lượng chỉ định của nha sĩ.
Viêm nha chu có thể không cần phẫu thuật. Tùy vào tình trạng viêm của từng người, bác sĩ sẽ có các phương pháp xử lý khác nhau. Một số bước điều trị có thể kể tới như:
Bôi thuốc chống viêm, thuốc tê và sát khuẩn vùng lợi bị viêm và sưng
Lấy cao răng, các mảng bám
Nếu có các miếng trám răng, nha sĩ sẽ kiểm tra, chỉnh sửa và thay thế các miếng trám nếu cần thiết.
Nếu bạn đang có răng bị lung lay, nha sĩ sẽ tiến hành cố định những chiếc răng đang lung lay, tránh tình trạng răng bị rơi, rụng.
Những răng đã bị nặng, không thể giữ lại thì nha sĩ sẽ tiến hành nhổ. Sau một thời gian, bạn sẽ điều trị và trồng răng mới vào những vị trí đã nhổ.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị được thực hiện sau khi không thể điều trị bằng các biện pháp kể trên. Để phẫu thuật điều trị nha chu, các nha sĩ có thể thực hiện 1 trong 3 kỹ thuật:
Phẫu thuật cắt bỏ túi nha chu: kỹ thuật này giúp làm giảm kích thước túi viêm và giúp việc làm sạch mảng bám dễ thực hiện hơn, hiệu quả hơn.
Phẫu thuật tái tạo: đây là phương pháp thực hiện khi răng bị lung lay do viêm nha chu. Sau khi cắt bỏ túi nha chu, các nha sĩ sẽ thực hiện các kỹ thuật cố định răng. Túi nha chu xuất hiện do các mô, xương nha chu bị ảnh hưởng và phá hủy. Vì thế, việc cắt bỏ túi viêm sẽ giúp các mô và xương tái tạo, phục hồi.
Phẫu thuật cắt mô mềm: khi viêm nha chu dẫn tới tình trạng tụt lợi, lộ chân răng, phương pháp ghép mô mềm sẽ được thực hiện. Các nha sĩ sẽ thực hiện kỹ thuật giúp hạn chế tình trạng tụt lợi, giúp chân răng chắc hơn, hạn chế ảnh hưởng tới các răng khỏe mạnh. Phương pháp điều trị viêm nha chu này sẽ giúp giữ cho răng chắc khỏe, giảm ê buốt khi ăn, giữ thẩm mỹ đường nướu. Phương pháp này cũng có thể thực hiện cho nhiều răng khác nhau.
Sau khi tình trạng đau nhức do viêm nha chu được kiểm soát, bạn vẫn cần điều trị duy trì để tránh bệnh tái phát. Hãy khám nha khoa thường xuyên để phát hiện kịp thời nếu bệnh tái phát hoặc có tiến triển.
Có thể thấy, viêm nha chu gây ra rất nhiều đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Căn bệnh này cũng có thể ảnh hưởng tới cấu trúc răng của bạn. Vì thế, để tránh xuất hiện viêm nha chu, bạn cần chăm sóc răng lợi đúng cách:
Chải răng bằng bàn chải mềm với kem đánh răng. Bạn cũng nên dùng nước súc miệng 2 lần mỗi ngày. Khi chải răng nên chải theo chiều xoay tròn một cách nhẹ nhàng.
Sau mỗi bữa ăn súc miệng kỹ để tránh tình trạng tích tụ mảng bám ở chân răng, dẫn tới cao răng.
Hạn chế dùng tăm tre. Thay vào đó, bạn nên dùng tăm nước hoặc chỉ nha khoa để làm sạch răng.
Khám răng định kỳ, lấy cao răng 1 – 2 lần/ năm để hạn chế tình trạng viêm lợi.
Nếu xuất hiện tình trạng viêm lợi, cần nhanh chóng đi khám nha sĩ để được kiểm tra, điều trị kịp thời.
Hạn chế các món ăn nhiều đường, ăn nhiều hoa quả và rau xanh.
Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về bệnh viêm nha chu và cách điều trị viêm nha chu. Đây là căn bệnh có thể dễ dàng nhận biết qua các dấu hiệu như sưng lợi, chảy máu… Vì thế, nếu thấy đau nhức, xuất hiện biểu hiện lạ, hãy nhanh chóng đến các cơ sở nha khoa uy tín để được điều trị kịp thời nhé.
Chia sẻ bài viết:
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0109276380 do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp ngày 14/6/2016
Giấy phép hoạt động số 1977/HNO-GPHĐ, ngày 16/11/2020 - GPHĐ do Sở Y tế TP. Hà Nội cấp.
Địa chỉ: Phòng C2-0216, Tầng 2, Tòa C2 D’Capitale, số 119 đường Trần Duy Hưng, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam