Những kỹ thuật nha khoa ngày càng hiện đại, cấy ghép implant chính là điển hình cho bước tiến vượt bậc của lĩnh vực nha khoa hiện đại. Trước đây, muốn khôi phục răng vĩnh viễn đã mất, chỉ có thể sử dụng răng tháo lắp vô cùng bất tiện hoặc làm cầu răng sứ phải mài răng bên cạnh răng mất.
Cấy ghép implant là một giải pháp khôi phục tình trạng mất một hoặc nhiều răng. Bằng cách cấy chân răng nhân tạo vào chỗ răng đã mất. Từ đó cải thiện chức năng ăn, nhai, mang đến giá trị thẩm mỹ cho khuôn mặt và khắc phục tình trạng tiêu xương thường xảy ra khi sử dụng hàm tháo lắp.
Vì một lý do nào đó bạn buộc phải nhổ đi răng vĩnh viễn của mình. Tình trạng mất răng có ảnh hướng rất nhiều đến khả năng ăn nhai. Cụ thể hơn chức năng nhai không còn tốt như trước, thức ăn không còn được nghiền nhỏ. Điều này gây áp lực lên dạ dày, làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Bạn cũng cảm thấy ăn uống không còn ngon miệng nữa.
Nếu chọn implant, những vấn đề đó có thể được giải quyết một cách hoàn hảo. Những chỗ trống do mất răng đã được lấp đầy, chức năng ăn nhai hoàn thiện hơn, bệnh nhân sẽ cảm thấy ăn uống ngon miệng hơn.
Chọn phương pháp này, bạn sẽ được cấy ghép răng bằng Titanium vào xương hàm thế chỗ cho răng đã mất. Do đó rất khó để phân biệt đâu là răng thật, đâu là răng cấy ghép. Hơn nữa, kỹ thuật tạo hình cùng với công nghệ hiện đại làm cho răng cấy ghép có màu sắc tự nhiên, tinh xảo.
Mất răng quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng tiêu xương, nghĩa là khối lượng xương trong hàm bị giảm đi. Tiêu xương sẽ làm gương mặt bị mất cân đối, hốc hác hơn. Tuy nhiên, implant có thể ngăn ngừa được tình trạng tiêu xương đó. Bởi khi cắm chân răng giả vào vị trí chân răng thật mất đi sẽ kích thích sự tạo xương để bao bọc xung quanh chân implant.
Những phương pháp phục hình cổ điển như cầu răng sứ hoặc sử dụng hàm tháo lắp ít nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến các răng bên cạnhì cần có nhiều răng để nâng đỡ các phục hình.
Vì phương pháp này sử dụng răng nhân tạo được làm từ kim loại titanium nên sẽ thừa hưởng những ưu điểm của chất liệu này. Đáng chú ý là titanium có độ bền cao vì nhờ khả năng chịu nhiệt, chịu lực nên thường được dùng trong lĩnh vực y học. Do đó nếu sử dụng răng cấy ghép, bạn có thể sử dụng đến vài chục năm hoặc có thể sử dụng suốt đời nếu chăm sóc, vệ sinh đúng cách.
Đây là trường hợp cần phải trồng implant càng sớm càng tốt. Vì khoảng trống mất răng rất khó để vệ sinh. Hơn nữa, đồ ăn lại dễ mắc vào tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ra các bệnh lý cho răng miệng như hôi miệng, sâu răng, nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến nướu. Bên cạnh đó, răng đã mất càng lâu thì nguy cơ tiêu xương sẽ rất cao, điều này làm ảnh hưởng đến khuôn mặt do má bị hõm vào trong, mặt không còn cân đối.
Răng hỏng quá nhiều và bác sĩ chỉ định nhổ thì tốt nhất là nên nhổ càng sớm càng tốt. Vì bệnh lý về răng nếu để quá lâu có thể làm tiêu xương. Và khi đã mất răng, nên cấy ghép răng sớm nhất có thể để nướu không đóng lại, xương hàm bị tiêu đi.
Nếu tình trạng xương, nướu đáp ứng được việc cấy ghép răng thì nên tiến hành ngay lúc nhổ răng. Hoặc có thể chờ một vài tháng sau. Nên chọn cắm ngay khi nhổ răng nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian, chi phí và chỉ đau một lần.
Răng bị viêm nha chu nghiêm trọng có thể gây nhiễm trùng và tiêu xương, do đó chỉ có thể nhổ răng để không lây nhiễm trùng sang những răng khác.
Bệnh nhân bị mất răng hàm, nhất là 2 răng số 6 và số 7 thì implant chính là lựa chọn phù hợp nhất vì không gây ảnh hưởng đến những răng lân cận.
Trường hợp mất nhiều răng cạnh nhau cũng thế, không có răng bên cạnh đỡ thì không thể làm cầu răng được. Chính vì thế mà cấy ghép implant là thích hợp nhất.
Vì ở độ tuổi này, cơ thể trẻ chưa phát triển toàn diện. Quan trọng hơn nữa là xương hàm của trẻ vẫn chưa được hoàn thiện. Do đó, độ vững chắc của xương chưa thể đảm bảo cho việc cấy ghép, có thể làm ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm.
Phụ nữ mang thai được khuyến cáo là không nên thực hiện thủ thuật nào về răng vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì trước khi cấy ghép, phải tiến hành chụp X-quang, mà tia X có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thai nhi.
Những người mắc bệnh tiểu đường, bạch cầu, tim mạch thì vết thương khó có thể lành và nguy cơ nhiễm trùng cũng rất cao. Do đó trường hợp này cũng không nên cấy ghép.
Khi xương hàm quá ít, rất khó để giữ được trụ implant. Đối với vấn đề này, bác sĩ sẽ cân nhắc tiến hành cấy thêm xương để tăng mật độ xương hàm cho bệnh nhân trước.
Mức độ an toàn của quá trình cấy ghép phần lớn phụ thuộc vào địa chỉ nha khoa. So với các kỹ thuật khác thì cấy ghép implant phức tạp hơn nhiều. Và chúng tôi tự hào khẳng định rằng là chúng tôi chính là nha khoa cấy ghép implant uy tín, chuyên nghiệp nhất hiện nay.
Nha khoa được thiết kế theo đúng chuẩn phòng khám nha khoa quốc tế. Với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm cùng với hệ thống trang thiết bị hiện đại giúp cho quy trình cấy ghép diễn ra nhanh chóng, đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Sau khi xác định mật độ xương đủ điều kiện để tiến hành cấy ghép bằng phương pháp chụp hình X-quang, bác sĩ sẽ bắt đầu tính toán kích thước trụ implant cần thiết, phù hợp với tình trạng răng miệng của bạn. Nếu xương hàm của bệnh nhân không đủ, trước hết cần ghép xương rồi mới cấy ghép.
Để tránh tình trạng nhiễm trùng khi cấy ghép. Sau đó bác sĩ sẽ gây tê để giảm cơn đau cho bệnh nhân.
Bác sĩ sẽ sử dụng loại máy khoan chuyên dụng để cắm trụ vào xương hàm, sau đó lắp trụ Abutment ở giữa và trên cùng là gắn răng sứ tạm. Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu răng để chế tạo răng sứ cố định. Thời gian để cấy một trụ khoảng 20-30 phút.
Đây cũng là bước cuối cùng. Bác sĩ sẽ tiến hành lắp răng sứ khi trụ implant đã cấy được khoảng 1-3 tháng. Cuối cùng bác sĩ sẽ chỉ định lệnh tái khám để kiểm tra lại tình trạng răng sau khi cấy ghép.
Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu hơn về phương pháp cấy ghép implant là như thế nào. Vì tình trạng răng của mỗi người khác nhau, vì thế nếu quan tâm đến phương pháp này, hãy liên hệ với chúng tôi qua website https://nhakhoatuhaibang.com/ để được đặt lịch tư vấn trực tiếp nhé.
=> Xem thêm: các loại răng sứ tốt nhất hiện nay
Chia sẻ bài viết:
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0109276380 do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp ngày 14/6/2016
Giấy phép hoạt động số 1977/HNO-GPHĐ, ngày 16/11/2020 - GPHĐ do Sở Y tế TP. Hà Nội cấp.
Địa chỉ: Phòng C2-0216, Tầng 2, Tòa C2 D’Capitale, số 119 đường Trần Duy Hưng, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam