Sâu răng là một bệnh lý liên quan đến sức khỏe răng miệng khá quen thuộc đối với mọi người, mọi lứa tuổi. Mặc dù, tình trạng sâu răng không gây nguy hại đến tính mạng nhưng lại khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt cũng như tự ti trong giao tiếp. Vậy bệnh sâu răng có thể điều trị được không? Giải pháp phòng ngừa bệnh như thế nào?
Bệnh sâu răng thường được biết đến là hiện tượng mô cứng bị tổn thương và mất đi xuất phát từ sự tấn công của vi khuẩn tồn tại bên trong mảng bám răng dẫn đến hủy khoáng và hình thành nhiều lỗ hổng trên răng. Ngoài ra, bệnh lý này cũng là hậu quả của nhiều yếu tố kết hợp với nhau như vệ sinh răng miệng không đúng, thường xuyên ăn vặt hoặc sử dụng các đồ uống có đường không tốt cho răng.
Trên thế giới, sâu răng là một bệnh lý khá phổ biến đối với mọi người và đối tượng thường gặp nhất chính là trẻ em và người già, Tuy nhiên, bệnh lý này có thể xảy ra với bất kỳ ai, kể cả trẻ sơ sinh. Mặc dù, tình trạng này không gây tử vong nhưng nếu để bệnh diễn tiến nặng hoặc không điều trị đúng cách có thể để lại nhiều hậu quả như đau nhức răng, nhiễm trùng răng hoặc mất răng. Ngoài gây ảnh hưởng đến sức khỏe thì tình trạng sâu răng có thể khiến bệnh nhân cảm thấy thiếu tự tin do triệu chứng hôi miệng, dẫn đến ngại giao tiếp với mọi người.
Mặc dù sâu răng không phải là bệnh lý xa lạ đối với mọi người nhưng không phải ai cũng hiểu rõ các nguyên nhân gây ra tình trạng này. Thực tế, bệnh sâu răng hình thành và phát triển trong một thời gian dài kèm theo những biểu hiện khác nhau, tùy vào tình trạng sâu răng cũng như vị trí răng bị sâu. Tuy nhiên, phần lớn mọi người thường khó có thể nhận biết được tình trạng sâu răng trong thời gian đầu vì ở thời điểm này dường như không có bất kỳ biểu hiện nào.
Sau một thời gian, tình trạng bệnh diễn tiến nặng hơn, một số triệu chứng bệnh nhân có thể gặp phải gồm có:
Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy đau nhức răng (theo từng cơn hoặc liên tục trong thời gian dài). Cảm giác đau nhức thường nghiêm trọng hơn khi cắn và nhai thức ăn.
Răng trở nên nhạy cảm hơn hoặc bị buốt, đặc biệt khi ăn uống những thức ăn quá nóng, quá lạnh và kể cả những thức uống có lượng đường cao.
Quan sát bề mặt răng dễ dàng nhận thấy màu răng chuyển sang màu trắng ngà, đen hoặc nâu.
Với những trường hợp nặng, bệnh nhân có thể quan sát được lỗ hổng tồn tại trên răng.
Phần lớn các trường hợp mắc bệnh sâu răng chủ yếu xuất phát từ hai nguyên nhân là kẽ răng tồn tại thức ăn thừa hoặc vi khuẩn trong miệng. Trong đó, những chủng vi khuẩn có nguy cơ cao dẫn đến sâu răng là Streptococcus Mutans, Lactobacillus và Actinomyces,v.v. Ngoài ra, các bạn nên lưu ý rằng sâu răng diễn ra như một quá trình kéo dài xuyên suốt cho đến khi bệnh nhân có biện pháp điều trị phù hợp.
Những mảng bám trong kẽ răng được mô tả là một dạng màng dính thường bao phủ bên ngoài răng nếu răng miệng không được vệ sinh sạch sau khi dùng những thực phẩm giàu tinh bột, đường. Điều này cũng tạo cơ hội cho vi khuẩn trong răng có thêm phát triển và hình thành thêm nhiều mảng bám mới. Theo thời gian, các mảng bám này sẽ dày hơn và cứng lại tạo thành vôi răng.
Ngoài ra, trong mảng bám có chứa thành phần axit nên khi chúng tích tụ càng nhiều sẽ khiến những khoáng chất giúp men răng cứng bị loại bỏ. Sự xói mòn các loại khoáng chất này thường tạo cơ hội để vi khuẩn hình thành các lỗ trên bề mặt men răng. Hiện tượng này thường được đánh giá là giai đoạn thứ nhất của tình trạng sâu răng. Sự xói mòn của lớp men răng là yếu tố thuận lợi để axit mảng bám và vi khuẩn tấn công đến lớp ngà răng. Tuy nhiên, lớp răng này thường ít kháng axit và mềm hơn nên khi bị tổn thương sẽ làm răng trở nên nhạy cảm hơn.
Khi tình trạng sâu răng tiến triển nặng hơn cũng là thời điểm các axit mảng bám và vi khuẩn tiếp tục tấn công sâu vào răng, kể cả phần tủy (nơi chứa nhiều mạch máu và các dây thần kinh). Điều này cũng khiến cho buồng tủy xuất hiện triệu chứng đau, sưng, ngày càng kích ứng với vi khuẩn. Đồng thời, vết sưng ngày một mở rộng khi tình trạng sâu răng nặng hơn sẽ gây chèn ép dây thần kinh.
Theo chia sẻ của bác sĩ thì bất kỳ đối tượng nào cũng có nguy cơ mắc bệnh sâu răng. Tuy nhiên, một vài yếu tố trong đời sống hằng ngày có thể khiến bạn dễ dàng mắc bệnh hơn. Chẳng hạn như:
Thói quen ăn vặt: việc thường xuyên ăn vặt, các loại thức ăn nhanh hay kể cả các thức uống có hàm lượng đường cao đều tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tồn tại bên trong khoang miệng phát triển. Sự phát triển của vi khuẩn cũng đồng nghĩa với việc răng bị tấn công và bào mòn.
Một số đồ uống và thực phẩm giàu lượng đường có thể bám lâu trong răng thường làm gia tăng nguy cơ dẫn đến sâu răng. Điển hình như các loại mứt trái cây, kem, kẹo cứng, mật ong, sữa, khoai tây chiên,v.v.
Vệ sinh răng miệng không đúng hoặc chưa tốt: bác sĩ thường khuyến khích mọi người nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, sau khi ăn những thực phẩm dễ bám lại ở răng, bạn nên vệ sinh răng miệng để loại bỏ chúng.
Trẻ sơ sinh và trẻ em: nếu trẻ thường xuyên những loại sữa, nước trái cây, các loại nước uống có hàm lượng đường cao,v.v… nhưng không được vệ sinh răng miệng, sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn hình thành và tấn công răng của trẻ.
Vị trí mọc răng: một số nghiên cứu cho thấy phần lớn các trường hợp sâu răng chủ yếu xảy ra ở răng hàm. Bởi lẽ, vị trí mọc răng nằm sâu bên trong và những chiếc răng này thường tồn tại nhiều rãnh. Do đó, chúng ta thường khó tiếp cận và làm sạch khi có thức ăn bị sót lại trong kẽ răng.
Người lớn tuổi: nướu và răng ở những người lớn tuổi thường bị mòn và thoái hóa theo thời gian, do đó, nguy cơ dẫn đến sâu răng ở người già thường cao hơn. Ngoài ra, những đối tượng thường xuyên sử dụng thuốc sẽ khiến lượng nước bọt tiết ra bị giảm đi, điều này cũng tạo điều kiện để thức ăn bám lâu trong răng và gây sâu răng.
Thiếu hàm lượng Fluoride: đây là một dạng khoáng chất có công dụng ngăn ngừa khả năng sâu răng.
Khô miệng: thường được biết đến là tình trạng thiếu nước bọt. Trong khi đó, một số chất trong nước bọt có khả năng ngăn chặn những axit do vi khuẩn tạo ra và có thể dẫn đến sâu răng.
Rối loạn ăn uống (bao gồm cả chứng cuồng ăn hoặc chán ăn): theo bác sĩ, những đối tượng được chẩn đoán rối loạn ăn uống thường dễ bị sâu răng. Thực tế, tình trạng xói mòn răng có nguy cơ xảy ra khá cao ở những bệnh nhân chán ăn hoặc ăn quá nhiều. Đồng thời, bệnh lý này cũng gây cản trở quá trình sản xuất nước bọt.
Trên đây là một số chia sẻ chi tiết từ các bác sĩ xoay quanh những vấn đề về bệnh sâu răng. Hy vọng bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích để dễ dàng nhận biết, ngăn ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.
Chia sẻ bài viết:
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0109276380 do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp ngày 14/6/2016
Giấy phép hoạt động số 1977/HNO-GPHĐ, ngày 16/11/2020 - GPHĐ do Sở Y tế TP. Hà Nội cấp.
Địa chỉ: Phòng C2-0216, Tầng 2, Tòa C2 D’Capitale, số 119 đường Trần Duy Hưng, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam