Nếu không biết cách chăm sóc, chúng ta có thể gặp nhiều vấn đề liên quan đến răng miệng, đặc biệt là tình trạng lợi trùm. Tình trạng này không được điều trị đúng cách sẽ gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Đó là lý do vì sao nhiều người quan tâm tới vấn đề có nên đi cắt lợi trùm hay không?
Có lẽ tình trạng viêm lợi trùm không quá xa lạ đối với người trưởng thành. Đây là một vấn đề răng miệng thường gặp khi chúng ta bắt đầu mọc răng khôn. Nhiều người không có sự hiểu biết rõ ràng, chủ quan nên không theo dõi và điều trị lợi trùm từ sớm. Đó là nguyên nhân vì sao họ phải đối mặt với những bệnh răng miệng khá nghiêm trọng về sau.
Khi bị lợi trùm, phần lợi sẽ che kín toàn bộ bề mặt răng khôn và làm hạn chế sự phát triển của răng. Do không phát hiện và xử lý tận gốc, một số người phải đối mặt với tình trạng viêm lợi trùm.
Hiện tượng viêm, sưng này gây ra cảm giác khó chịu và đau nhức lợi đối với bệnh nhân. Thậm chí, khá nhiều bạn còn bị sốt cao, ăn uống không ngon miệng, sinh hoạt hàng ngày cũng bị gián đoạn khá nhiều. Cảm giác đau nhức xuất hiện là do răng khôn phát triển và đâm vào phần lợi trùm.
Bình thường, viêm lợi trùm có thể tự khỏi sau một vài ngày, tuy nhiên một số người bị đau dai dẳng. Lúc này, bạn nên chủ động đi khám bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm về sau. Cách điều trị hiệu quả nhất đó là tiến hành cắt lợi trùm.
Vấn đề được mọi người quan tâm nhiều nhất đó là: khi bị lợi trùm, bạn sẽ gặp phải những triệu chứng như thế nào? Nếu đang gặp phải một vài triệu chứng dưới đây, mọi người hãy theo dõi và đi kiểm tra răng miệng sớm nhé.
Đầu tiên, hầu hết bệnh nhân bị viêm lợi trùm sẽ có cảm giác đau nhức răng, ngay cả khi bạn nhai, há miệng hoặc nuốt nước bọt thì cũng cảm nhận được cơn đau. Điều này khiến chúng ta ăn uống kém ngon miệng và chẳng thể tập trung làm việc hay sinh hoạt như bình thường. Nguyên nhân chính là do phần hàm và thân răng chịu ảnh hưởng xấu do tình trạng viêm lợi trùm gây nên. Đó là lý do vì sao bệnh nhân nên đi cắt lợi trùm, điều trị bệnh dứt điểm.
Bên cạnh đó, hiện tượng lợi bị sưng cũng thường xuyên xuất hiện, nếu chẳng may chạm vào phần này, bạn sẽ bị đau nhức. Một số bệnh nhân bị viêm nặng còn phải đối mặt với cơn sốt cao, cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống. Đồng thời bạn có khả năng bị sưng ở hàm hoặc nổi hạch ở cổ. Đây là những dấu hiệu đặc trưng khi một phần cơ thể rơi vào tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng.
Ngay khi phát hiện những triệu chứng kể trên, chúng ta cần tới các phòng khám nha khoa để được bác sĩ tư vấn về phương pháp điều trị. Nếu để tình trạng viêm kéo dài, sức khỏe răng miệng sẽ chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực.
Ngày nay, có rất nhiều phương pháp điều trị vấn đề viêm lợi trùm, có thể kể đến như: điều trị bằng thuốc kháng sinh, nhổ răng khôn hoặc đi cắt lợi trùm. Khá nhiều bạn lo lắng không biết liệu cắt bỏ phần lợi trùm có phải phương pháp điều trị hiệu quả hay không?
Tùy vào tình trạng của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và đảm bảo hiệu quả cao nhất. Trong đó, những người có răng khôn mọc thẳng thường được chỉ định đi cắt lợi trùm. Đây là thủ thuật khá đơn giản với mục đích bỏ đi phần lợi trùm đang cản trở sự phát triển của răng khôn. Sau khi tiến hành tiểu phẫu, bạn sẽ không phải đối mặt với tình trạng sưng viêm lợi, răng khôn có điều kiện phát triển tốt.
Phương pháp cắt bỏ lợi trùm thường được tiến hành bằng laser để loại bỏ tận gốc phần lợi trùm và đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Chính vì thế chúng ta không cần quá lo lắng về vấn đề này. Nếu được bác sĩ chỉ định tiến hành tiểu phẫu, bạn nên chuẩn bị tâm lý thật tốt để điều trị bệnh hiệu quả.
Cắt bỏ lợi trùm vẫn chưa phải là phương pháp phổ biến hiện nay, đó là lý do vì sao mọi người vẫn tỏ ra băn khoăn, thắc mắc về cuộc tiểu phẫu kể trên.
Trong suốt thời gian diễn ra tiểu phẫu, bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc tê nên cảm giác đau nhức sẽ giảm bớt phần nào. Đồng thời việc sử dụng laser trong tiểu phẫu cắt lợi trùm cũng góp phần tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người bệnh và đảm bảo tính an toàn cao. Mọi người không cần quá lo lắng trước khi đi cắt bỏ lợi trùm đâu nhé!
Như đã phân tích ở trên, viêm lợi trùm không chỉ gây khó chịu mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây ra những vấn đề nghiêm trọng về răng miệng. Các nha sĩ cho biết nếu không phát hiện và điều trị viêm lợi trùm từ sớm, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng viêm nha chu, sâu răng do vụn thức ăn bám lại.
Trong trường hợp răng khôn của bệnh nhân mọc chen chúc, để việc điều trị thuận lợi hơn, nha sĩ cũng sẽ tiến hành cắt lợi trùm. Tiểu phẫu này diễn ra khá nhanh chóng và an toàn nên mọi người có thể an tâm phần nào nhé!
Tùy vào thể trạng sức khỏe của mỗi người, thời gian bình phục sau tiểu phẫu thường từ 1 tuần đến 2 tuần. Trong khoảng thời gian này, mọi người nhớ theo dõi các triệu chứng bất thường, đặc biệt khi cảm giác đau nhức, sưng lợi không thuyên giảm thì nên tới ngay phòng khám nha khoa. Đây là có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị nhiễm trùng và cần được xử lý đúng cách.
Dấu hiệu nhận biết lợi đã lành đó là không còn cảm giác đau nhức răng, có thể ăn uống bình thường.
Việc chăm sóc vết thương sau khi đi cắt bỏ lợi trùm cũng vô cùng quan trọng, việc này giúp cho chúng ta tránh khỏi nguy cơ bị nhiễm trùng. Thông thường, bạn sẽ bị sưng má ở bên vừa tiến hành tiểu phẫu, kèm theo đó là cảm giác đau nhức khó chịu. Chúng ta có thể dùng đá chườm lên phần này giúp giảm đau hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Để vết thương mau lành, mọi người không nên tác động mạnh vào răng miệng, hạn chế đánh răng, súc miệng trong ngày đầu tiên tiểu phẫu. Đặc biệt, bạn nhớ chọn các món ăn mềm, dễ nuốt như cháo, thịt xay… nhé! Đây là những món ăn thân thiện với răng miệng trong khoảng thời gian nhạy cảm này.
Hy vọng rằng bài viết đã phần nào giải đáp thắc mắc của mọi người: có nên đi cắt lợi trùm hay không? Tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp và đem lại hiệu quả cao nhất. Bạn nên lựa chọn phòng khám uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị tốt nhé!
Chia sẻ bài viết:
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0109276380 do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp ngày 14/6/2016
Giấy phép hoạt động số 1977/HNO-GPHĐ, ngày 16/11/2020 - GPHĐ do Sở Y tế TP. Hà Nội cấp.
Địa chỉ: Phòng C2-0216, Tầng 2, Tòa C2 D’Capitale, số 119 đường Trần Duy Hưng, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam